TỰ DO

Như lúc bắt đầu tôi đã nói rồi, ở đây không có kể giáo chủ cũng chẳng có người đệ tử. Cả thảy chúng ta ở đây đều đang tìm học, nhưng không phải tìm học về người đang nói này, cũng không phải tìm học về những kẻ quanh ta. Chính tự tâm mình là cái mà các ngài đang tìm học. Và nếu các ngài là người đang nói, chính ngài là người ngồi bên cạnh ngài. Nếu ngài tự học về mình thì ngài mới có thể thương yêu người ngồi bên cạnh ngài. Bằng chẳng vậy, thì ngài không thể thương yêu gì cả, và tất cả mọi sự rốt lại chỉ là những danh từ. Ngài không thể yêu thương được người ngồi bên cạnh ngài nếu ngài có lòng ganh đua tranh chấp. Toàn cả cơ cấu xã hội chúng ta – về kinh tế, về chính trị, về luân lý, về tôn giáo – căn cứ ở sự ganh đua, tranh chấp, thế mà đồng thời ta lại bảo rằng chúng ta phải yêu thương người thân cận mình. Việc đó thế nào mà có được, vì ở đâu có sự ganh đua, tranh chấp thì ở đấy không sao có được tình thương.

Để nhận hiểu thế nào là tình thương, thế nào là chân lý, thì sự tự tại tự do là điều cần thiết, và không một ai có thể ban bố cho ngài được tự do tự tại. Tự ngài phải khám phá cho chính ngài bằng cả lao lực gian nan kiên trì.

.
⋆ Ý nghĩa về sự chết, đau khổ và thời gian (trích) ⋆ Krishnamurti

⋆⋆⋆ Nối một cây cầu về phía ánh sáng ⋆⋆⋆
#noimotcaycau #Krishnamurti

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s