SỐNG VÀ VIẾT

Nguyên nhân của nạn “hữu sinh vô dưỡng” trong sự sáng tạo của những tác phẩm, căn nguyên là “tiên thiên bất túc”, là vốn sống nghèo cỗi, nhưng cũng còn cả vì viết quá dễ dàng và lười biếng.

Trong nhân dân ta, tôi thường được nghe nói: “Quét cái sân cái nhà ma không đau cái chổi”, hay “giặt giũ mà không đau cái áo cái quần”, hay “cuốc cái bụi cái vườn mà không đau cái đất”, thì cũng như viết mà ngòi bút không trăn trở và mặt giấy không đau, vậy làm sao thể hiện được sự sống, được con người, được cuộc đời? Cũng như làm sao mà có được những dòng chữ, những trang đúng, hay, tốt đẹp, bền vững lâu dài. Làm sao có được giá trị tư tưởng và nghệ thuật. Làm sao có được cái “long lanh” của bản sắc, của sáng tạo? Và làm sao sức viết càng ngày càng tươi tắn, lớn mạnh được trong sự sống, trong cuộc đời?

Trong công việc viết văn, là nghề văn, điều tôi đặt lên hàng đầu để luôn luôn tự nhắc nhủ, răn bảo mình là: không được bằng lòng mình đặc biệt là không được cho phép mình gian dối. Với những tác phẩm vừa viết xong cũng như viết đã lâu, tôi đều lấy làm những cái mốc để mình phải cố gắng hơn nữa, đổ mồ hôi, sôi máu mắt hơn nữa. Nhìn và thấy ra những cái mình viết, có sự nghèo nàn, non kém, lỏng lẻo, xoàng xĩnh, khô queo, giả khượt… thì phải biết xấu hổ. Nhưng đã nhìn nghèo nàn, non kém, khô queo, giả khượt mà vẫn cứ viết cho có trang chữ in thành bài thành tập sách, để có sách có tên, có tiền thì đó là quá đỗi hư hỏng.

Vậy thì muốn viết và để viết không xoàng xĩnh, không giả khượt, viết cho sống, cho hay, cho hữu ích, thì không thể có cách nào khác là phải không ngừng trau dồi vốn sống, như thế phải học, phải làm việc, học và làm việc song song. Làm việc phải nhiều hơn nói và làm việc phải thật tốt. Làm thật tốt hơn là nói hay, nói giỏi.

⋆Trích bài trả lời phỏng vấn Báo Văn Nghệ số 299 (tháng 7/1969) ⋆ Bước đường viết văn ⋆ Nguyên Hồng

⋆⋆⋆ Nối một cây cầu về phía ánh sáng ⋆⋆⋆
#noimotcaycau#NguyenHong

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s