BIẾN ĐỔI

➤ Phải chăng Phật giáo, về một phương diện nào đó, đã không giải quyết vấn đề thời gian, nói ông đừng giận, bằng cách lảng tránh khi nói rằng các vật đều không có bản thể và lại càng không có một bản thể riêng và trên quan điểm chân lý tuyệt đối thì chúng chẳng là gì hết? Thực tại chỉ là cái bao ngoài của tư tưởng và nếu hiểu được điều đó, thì có nghĩa là lúc đó ta đã là cái mà người ta gọi là Ngộ. Khi ấy, xét cho cùng, thế giới chỉ là một ảo tưởng? Tôi muốn biết ý kiến của cá nhân ông: ông sẽ ngả về phía khoa học hay phía Phật giáo? Nghĩa là: ông đứng về phía hiện thực hay ảo tưởng?

– Đức Phật không hề nói thế giới chỉ là ảo tưởng theo nghĩa mà ông đã nghe nói, tức là mọi vật đều không có bản thể riêng của nó và hiện thực chỉ là cái vỏ bao ngoài của tư tưởng. Khi Ngài nói về đặc tính ảo tưởng của sự vật là Ngài muốn nhấn mạnh tính tạm thời, tính biến đổi và tiến triển của chúng chứ không muốn nói tính phi thực của chúng. Khái niệm tiến hóa và biến đổi này hoàn toàn tương thích với điều mà vũ trụ học hiện đại đã nói: không chỉ Vũ trụ mới có lịch sử, mà tất cả những gì nó chứa đều thay đổi và tiến hóa thường xuyên: những ngôi sao cũng như con người, chúng sinh ra, sống cuộc đời của mình và chết trong các vòng luân hồi liên tiếp.

Tôi là một nhà khoa học, do đó tôi chỉ có thể nghiêng về phía hiện thực! Hoạt động của tôi trong thiên văn học sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu tôi lại tin rằng mọi thứ mà tôi quan sát qua kính thiên văn chỉ là ảo tưởng, rằng thế giới chỉ là một giấc mơ như Shakespeare đã nói rất hay. Không, tôi tin một cách vững chắc rằng Vũ trụ, các ngôi sao, các thiên hà đều là hiện thực có thể sờ mó được, độc lập với sự tồn tại của tôi, chúng hoàn toàn không phải là sản phẩm của những tư tưởng hay trí tưởng tượng của tôi. Thực tại đó tôi có thể quan sát và phân tích để phát hiện ra những qui luật chi phối nó. Tất nhiên, tôi chỉ nói về thực tại mà các dụng cụ đo của chúng ta, như các kính hiển vi và thiên văn, có thể tiến cận được. Để giải thích một số thực trạng của các nguyên tử, một số người, như nhà vật lý người Pháp Bernard d’ Espagnat, đã nói về một thực tại bị che giấu mà các dụng cụ đo của chúng ta không thể tiếp cận được.

Khoa học và tôn giáo là hai cách tìm hiểu thế giới hoàn toàn khác nhau. Tôn giáo xây dựng trên đức tin và mang tính chủ quan, trong khi đó khoa học dựa trên suy lý, trên những kiểm chứng thực nghiệm chặt chẽ và khách quan. Với tư cách một nhà khoa học, nếu có sự mâu thuẫn giữa hai cách mô tả thế giới của Đạo Phật và khoa học, thì tôi sẽ chọn cách thứ hai.

.
⋆ (trích) Trò chuyện với nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận ⋆ Trịnh Xuân Thuận
⋆⋆⋆ Nối một cây cầu về phía ánh sáng ⋆⋆⋆
#noimotcaycau#TrinhXuanThuan#JacquesVauthier

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s