NGHĨA VỤ CỦA TÂM HỒN

Người ta nói với chúng ta: “Hãy yêu người thân như chính bản thân mình”. Nhưng nếu yêu chính bản thân mình bằng một tình yêu hẹp hòi, ấu trĩ và dè dặt, thì bạn cũng sẽ yêu người thân bằng chính tình yêu như thế. Bởi vậy bạn hãy học yêu bản thân mình bằng một tình yêu lớn lao, lành mạnh, sáng suốt và trọn vẹn. Điều này chẳng dễ dàng như chúng ta tưởng đâu. Chủ nghĩa cá nhân của một tâm hồn nhìn xa trông rộng và mạnh mẽ thực chất chứa đựng trong mình nhiều tình yêu hơn toàn bộ sự thủy chung của một tâm hồn mù lòa và yếu đuối. Trước khi tồn tại vì những người khác, bạn phải tồn tại vì chính bản thân mình đã. Trước khi hiến dâng thân mình, bạn phải có được bản thân mình đã. Bạn hãy tin rằng việc có được một phần nhỏ nhận thức của bạn kết quả hóa ra lại ngàn lần quan trọng hơn sự hy sinh hoàn toàn vô ý thức của bạn. Hầu như tất cả các sự nghiệp vĩ đại của thế giới này được những người không mảy may nghĩ đến việc hy sinh bản thân mình thực hiện. Platon không từ bỏ tư tưởng của mình để hòa chung những giọt lệ của mình với những giọt nước mắt của tất cả những ai khóc thương ở Athènes. Newton không vứt bỏ những nghiên cứu của mình để lên đường tìm kiếm các đề tài trắc ẩn và phiền muộn. Và đặc biệt là Marc-Aurèle (bởi ở đây chúng ta đang nói về sự hy sinh thường được dâng hiến nhất và nguy hại nhất), Marc-Aurèle chẳng dập tắt nguồn sáng của tâm hồn mình để làm cho tâm hồn bất chính của Phaustine được hạnh phúc hơn. Mà kỳ thật là chân lý trong cuộc sống của Platon, Newton hay Marc-Aurèle cũng giống như chân lý trong cuộc sống của bất kể một tâm hồn nào. Bởi bất kể một tâm hồn nào trong phạm vi của mình đều có đúng những bổn phận với chính bản thân mình như tâm hồn của những con người vĩ đại nhất. Chúng ta hãy nhất quyết thuyết phục bản thân mình rằng, nghĩa vụ tối cao của tâm hồn chúng ta là phải làm một tâm hồn toàn vẹn, hạnh phúc, độc lập và cao cả trong chừng mực có thể. Vấn đề nói đến không phải về chủ nghĩa cá nhân hay lòng kiêu hãnh; nhưng bạn trở thành một người thật sự cao thượng, thật sự khiêm nhường chỉ khi bạn có được một tình cảm tươi sáng, tin tưởng và ôn hòa với chính bản thân mình. Có thể hiến dâng thậm chí cả lòng khao khát xả thân cho mục đích này, bởi sự hy sinh đâu có phải là phương cách để trở thành một người cao thượng, mà là dấu hiệu cao quý của tâm hồn.

⋆ Thông thái và số phận (trích)⋆ Maurice Maeterlinck

⋆⋆⋆ Nối một cây cầu về phía ánh sáng ⋆⋆⋆
#noimotcaycau#MauriceMaeterlinck

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s